Tin mới

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Trám răng

Trám răng thẩm mỹ là phương pháp nha khoa được áp dụng cho mọi đối tượng khi gặp phải khuyết điểm vấn đề về răng, do bị tổn thương có thể do bệnh hoặc do tai nạn ngoài ý muốn. Trám răng giúp lấy lại chức năng răng hoàn chỉnh đồng thời cải thiện thẩm mỹ, giúp bạn có quá trình ăn uống, giao tiếp tự nhiên hơn.

Trám răng là như thế nào?

Chắc hẳn khi gặp phải các vấn đề nào đó khiến hàm răng của bạn không được hoàn chỉnh, việc đầu tiên bạn làm là tìm cách để khắc phục tình trạng, giúp cải thiện tình hình. Lúc này, phương pháp trám răng thẩm mỹ chính là sự chọn lựa lý tưởng.
Một số trường hợp nên áp dụng trám răng*
Bạn có thể hiểu rằng trám răng thẩm mỹ là phương pháp được các bác sĩ sử dụng vật liệu nhân tạo để thay thế cho phần mô răng bị thiếu hoặc những chiếc răng bị xấu về mặt hình thức. Từ đó các bác sĩ tạo hình ở các vị trí khác nhau trên thân răng như cạnh răng, rìa răng, mặt nhai, mặt trong, cổ răng… để hoàn thiện hình thể thân răng sao cho đạt độ thẩm mỹ cao nhất.

Trám răng cho những trường hợp nào?

Khi hiểu được trám răng thẩm mỹ là gì bạn đã phần nào xác định được trường hợp thích hợp để áp dụng hàn trám răng rồi. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo thêm sự nhận định các trường hợp nên áp dụng phương pháp hàn trám răng thẩm mỹ sau đây:

– Trường hợp răng bạn bị bể vỡ, sứt mẻ do thương tổn, va chạm hay ăn nhai.

– Răng bạn bị mòn do lực nhai, lực cơ học (chải răng) hay do sự bào mòn của acid.

– Răng bị phá hủy mô răng do bệnh lý như sâu răng, viêm tủy…

– Răng có hình thể không được nguyên vẹn như bị ngắn, bị méo, quá nhỏ…
Thao tác trám răng đơn giản
Tóm lại, bạn có thể hiểu rằng phương pháp trám răng chỉ tác động đến phần thân răng có khiếm khuyết, có thể ở rìa răng, cạnh răng, mặt nhai hoặc cổ chân răng… Còn những phần thân răng bình thường, không có khiếm khuyết thương tổn không tác động đến.

Quy trình thực hiện trám răng thẩm mỹ

Bước 1: Tiến hành thăm khám cho bạn để xác định tình trạng răng sâu, nếu cần thiết chụp x-quang để xem xét vết sâu có lan tới tủy không và có ảnh hưởng đến xương hàm hay không. Sau khi thăm khám cụ thể, nha sĩ tư vấn cho bạn về quy trình hàn trám cũng như lựa chọn vật liệu trám nào là tốt nhất. 

Bước 2: Răng sâu cần được loại bỏ phần răng đã bị phân rã. Trước khi thực hiện nạo bỏ khoang sâu, bác sĩ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng, đảm bảo quá trình làm thủ thuật không đau, giúp cho bệnh nhân thoải mái nhất.

Bước 3: Răng sâu cần trám được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bởi đê cao su. 
Kết quả trám răng còn tùy thuộc vào từng khuyết điểm và cơ địa*
Bước 4: Vật liệu composite hoặc amalgam được đổ đầy vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng bị sâu đã được làm sạch. Vật liệu trám ban đầu ở dạng lỏng sau khi chiếu laser dần đông cứng lại trong khoảng 40s thông qua phản ứng quang trùng hợp.

Bước 5: Sau khi thực hiện trám bít, nha sĩ thực hiện chỉnh sửa lại vết trám. Phần vật liệu trám dư thừa sau khi cứng lại được định hình bằng cách sử dụng dụng cụ cắt và mài để tạo hình chuẩn xác nhất.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Trám răng 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top