Răng móm có bọc sứ được không? Răng móm không những làm mất đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn khiến chức năng ăn nhai bị giảm sút đi. Có rất nhiều phương pháp khắc phục tình trạng này, nhưng phương pháp bọc sứ lại được ưa chuộng hơn cả. Liệu phương pháp này có thực sự tốt như nhiều người vẫn nghĩ? Tham khảo thông tin niềng răng thưa có đau không từ trung tâm nha khoa uy tín.
Thế nào là răng móm?
Răng móm hay còn gọi là hiện tượng khớp cắn ngược, đây là tình trạng xương hàm bị thụt lùi vào so với hàm dưới do vậy khi ngậm miệng lại xương hàm dưới lại bao phủ lên bên ngoài xương hàm trên.
Răng móm có bọc sứ được không
Đặc điểm của răng móm là răng hàm dưới ở ngoài so với răng hàm trên.
Các răng ở hai hàm tương quan không theo tỷ lệ chuẩn, mất cân đối. Rìa răng hàm trên nằm gọn bên trong răng hàm dưới, có thể chạm mặt trong của răng hàm dưới, nếu mức độ móm nhẹ. Trường hợp móm nặng, răng hàm trên có thể chạm nướu trong hàm dưới.
Răng móm do hai nguyên nhân chính là:
Móm do răng: Hai răng cửa bị thụt vào gây nên móm. Trường hợp này rất dễ điều chỉnh tuy nhiên phải can thiệp sớm. Nếu để lâu thì xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến gương mặt bị gãy rất mất thẫm mỹ.
Móm do xương hàm: Những trường hợp móm do xương hàm này thì việc điều trị sẽ khó hơn. Dạng móm này có thể là do xương hàm trên kém phát triển hơn so với xương hàm dưới hoặc những dị tật bẩm sinh khiến xương hàm trên bị thiếu hụt so với xương hàm dưới và gây ra móm.
Răng móm có bọc sứ được không?
Răng móm là tình trạng xương hàm dưới đưa ra phía trước, khi ngậm miệng, răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên, cằm lệch, gây mất hài hòa khuôn mặt.
Răng móm khiến diện mạo khuôn mặt bị giảm sút, thiếu tự nhiên khi cười nói, không những thế vấn đề ăn nhai cũng rất bất lợi khi các răng cửa hàm trên và hàm dưới không thể chạm khớp. Vậy răng bị móm phải làm sao?
Răng móm có bọc sứ được không còn tùy thuộc vào mức độ sai lệch khớp cắn cụ thể cũng như tình trạng răng miệng của từng người. Trong nha khoa hiện đại, có 2 phương pháp chủ yếu để chống lại tình trạng này là bọc răng sứ và niềng răng.
Trường hợp răng bị móm nhẹ
Bọc răng sứ là phương pháp được sử dụng phổ biến. Bác sĩ tiến hành mài răng thật thành cùi nhỏ. Tiếp theo, thực hiện gắn cố định mão sứ lên trên cùi răng và điều chỉnh sao cho các răng nằm đúng vị trí, đều đặn và thẳng hàng với nhau.
Bọc sứ chỉ áp dụng trong trường hợp răng bị móm nhẹ
Nhất là, thời gian hoàn tất ca bọc răng sứ rất ngắn. Chỉ cần mất khoảng 2 – 3 lần hẹn với bác sĩ nha khoa, bạn sẽ có ngay hàm răng đều đặn và thẳng hàng. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp bạn khắc phục những khuyết điểm về màu sắc và hình dáng của răng.
Trường hợp răng bị móm nặng
Niềng răng chỉnh nha là sự lựa chọn hoàn hảo khi răng bị khấp khểnh quá nhiều. Bác sĩ sử dụng các khí cụ nha khoa để tạo lực kéo và di chuyển răng về vị trí mong muốn, giúp khuôn răng đều đặn và thẳng hàng. Đồng thời, tái tạo lại khớp cắn chuẩn xác và cho đường cười lý tưởng.
Sau khi kết thúc ca điều trị, bạn sẽ sở hữu ngay hàm răng đều đẹp và cân đối. Tuy nhiên, thời gian niềng răng móm rất lâu (mất khoảng 18 – 24 tháng) và thường gây vướng víu cho bệnh nhân. Do đó, bác sĩ chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết và bệnh nhân phải thật sự kiên nhẫn.
Do đó, để xác định phương pháp chữa trị răng móm hiệu quả và biết được răng móm có bọc sứ được không, bạn cần thăm khám kỹ lưỡng và chụp phim toàn diện tại nha khoa uy tín, chất lượng.